Ngoài việc triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi năm học mới trên toàn hệ sinh thái giáo dục vnEdu, tặng “sóng và máy tính” cho học sinh, sinh viên khó khăn, VNPT cũng đang tăng cường hỗ trợ việc dạy và học cho thầy và trò trong cả nước trên nhiều nền tảng khác nhau, phù hợp nhu cầu và tình hình từng địa phương.
Khi thầy và trò trở thành những “công dân số”
Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt khi được bắt đầu theo cách không giống như bình thường của những năm học trước. Học sinh không đến lớp, không có cảnh cổng trường rộng mở chào đón những học sinh đầu cấp với cờ, hoa và tiếng trống rộn rã. Dịch bệnh đã khiến cho nhiều thứ thuộc trật tự thông thường phải thay đổi.
Dù đặc biệt, nhưng đối với thầy và trò trường TH và THCS thực hành sư phạm Nghệ An cũng như nhiều trường học khác trong cả nước cũng không vì thế mà không khí đầu năm học mới bị “giảm nhiệt”. Bởi lẽ, ngay từ đầu tháng 6/2021, giữa lúc dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, cũng là thời điểm lên kế hoạch cho năm học mới, BGH trường đã có sự chuẩn bị kỹ càng, từ khâu tuyển sinh đầu vào, sắp xếp nhân sự, xếp lớp, lên lịch dạy và học cũng như thường xuyên có sự tương tác với học sinh qua hệ thống dạy và học trực tuyến VNPT Elearning (vnEdu LMS). Vì vậy, khi năm học mới chính thức bắt đầu, hệ thống đã trở thành một phần quan trọng của Nhà trường.
Cho đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh ở Nghệ An cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước đã được kiểm soát tốt, song để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch được phát huy cao nhất, thầy và trò nhà trường vẫn tiếp tục dạy và học trực tuyến. Học sinh đã quen với việc tiếp thu bài vở, tương tác với thầy cô qua qua những lớp học online, thầy cô cũng dễ dàng nắm bắt khả năng tiếp thu, tình trạng của học sinh để có thể kịp thời điều chỉnh chương trình tới từng em. Với Ban giám hiệu nhà trường, việc quản lý, đánh giá dạy và học cũng thuận lợi hơn, phụ huynh học sinh cũng có cơ hội được đồng hành sát sao cùng con em, từ đó phối hợp với thầy cô để phát huy khả năng của con cái, khắc phục những nhược điểm, hạn chế của từng trò. Nhu cầu dạy và học trực tuyến vô hình chung đã biến không chỉ thầy và trò nhà trường mà cả phụ huynh học sinh trở thành những công dân số sớm hơn so với dự định của nhiều người.
“Thực ra, trước khi quyết định sử dụng hệ thống dạy và học trực tuyến VNPT Elearning, chúng tôi cũng đã tìm hiểu từ các trường khác trong tỉnh, họ đã sử dụng từ năm học trước và thấy phù hợp nên mới áp dụng cho trường mình. Thực tế, trong công tác quản lý giáo dục, hệ thống có rất nhiều thuận lợi, giúp BGH chủ động xây dựng kế hoạch học trực tuyến, quản lý được tiến trình học, tham gia lớp học của học sinh, phân công lịch dạy cho giáo viên cho đến quản lý trích xuất dữ liệu, lập báo cáo, tổng kết… Việc quản lý giáo dục cũng trở nên khoa học và hiệu quả hơn trước nhiều”, thầy Trần Hải Hưng, Hiệu trưởng trường TH và THCS Thực hành sư phạm Nghệ An chia sẻ.
Được biết, thời gian tới, khi học sinh được trở lại trường học, Nhà trường vẫn sẽ duy trì hệ thống dạy và học VNPT Elearning. Mục đích vừa để giám sát kết quả học tập của học sinh cũng như hỗ trợ cho những môn học cần sự kết hợp giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến. Giáo viên vẫn có thể dạy học, giao bài tập online cho học sinh, sử dụng các kết quả có được trong suốt lịch sử các môn học, dù có bị giãn cách hay không.
Được biết, ngoài hệ thống VNPT Elearning, trường TH và THCS thực hành sư phạm Nghệ An cũng đã sử dụng thêm nhiều tiện ích khác thuộc hệ sinh thái vnEdu của VNPT như phần mềm tuyển sinh đầu cấp. Theo tìm hiểu của PV, không chỉ riêng Nhà trường, nhiều trường học khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã sử dụng phần mềm này và đang cho thấy hiệu quả cao, giúp kiểm soát quá trình phổ cập hồ sơ học sinh, giúp cho năm học mới diễn ra thuận lợi.
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, trong hệ sinh thái giáo dục vnEdu của VNPT, hệ thống Elearning đã có hơn 20 nghìn trường học với hơn 600.000 giáo viên và hơn 8 triệu học sinh trong cả nước tin dùng. Những con số này vẫn luôn liên tục tăng trưởng nhờ “tiếng lành đồn xa” và thực tế hiệu quả có được trong công tác dạy và học tại các trường đã áp dụng.
VNPT mở rộng hỗ trợ dạy học trực tuyến trên nhiều nền tảng năm học mới
Với chủ trương đồng hành cùng ngành giáo dục nước nhà, tạo thuận lợi nhất trong việc truyền dạy và tiếp thu tri thức cho thế hệ trẻ, từ đầu năm học mới 2021-2022, VNPT đã tiến hành hàng loạt chương trình hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục trong cả nước trên toàn hệ sinh thái vnEdu như miễn, giảm cước các dịch vụ cho các dịch vụ VNPT Elearning, hệ thống tuyển sinh đầu cấp (vnEdu Enrollment), dịch vụ kiển định chất lượng giáo dục vnEdu QoE, vnEdu TKB (Thời khóa biểu), vnEdu Quiz (Chấm thi trắc nghiệm), hỗ trợ máy chủ/chỗ đặt máy chủ, đảm bảo đường truyền dạy và học…
Đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, VNPT cũng đã cam kết tham gia chương trình “sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động với hơn 37.000 máy tính cùng SIM 4G, miễn phí 4GB data/ngày trong 3 tháng, phục vụ cho việc học của các học sinh trong chương trình.
Mới đây, ngày 27/9, VNPT cũng đã phối hợp Sở GD&ĐT Cà Mau tổ chức ra mắt kênh truyền hình “VnEdu- Cà Mau” trên truyền hình MyTV nhằm hỗ trợ dạy và học trực tuyến cho thầy và trò trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở GD&ĐT Cà Mau sẽ sản xuất và chịu trách nhiệm về nội dung chương trình học, VNPT chịu trách nhiệm về hạ tầng và toàn bộ kỹ thuật phát sóng trên hệ thống MyTV. Kênh VnEdu- Cà Mau được đánh giá có khả năng hỗ trợ đầy đủ, linh hoạt nhu cầu của phụ huynh, học sinh đối với các chương trình học trực tuyến.
“Bên cạnh các mục tiêu kinh doanh thì việc đồng hành cùng ngành giáo dục nước nhà luôn là một trong những chủ trương được VNPT xác định hàng đầu. Với vị thế của mình, chúng tôi luôn mong muốn có thể góp phần đào tạo, phát huy nguồn nhân tài cho Đất nước thông qua việc đảm bảo dạy và học được thông suốt. Trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, phù hợp với từng địa phương, từng cơ sở…” đại diện VNPT chia sẻ.
Phó tổng giám đốc VNPT VinaPhone Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra giải pháp khắc phục những bất cập trong những ngày học đầu tiên học trực tuyến như nghẽn mạng, học sinh khó truy cập phần mềm, hoặc đang học thì bị văng ra khỏi lớp học…
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó tổng giám đốc VNPT VinaPhone
Nhiều người cho rằng, xảy ra tình trạng nghẽn mạng, khó truy cập hoặc học sinh đang học bị văng ra khỏi lớp học là do đường truyền Internet. Là một nhà cung cấp cả ứng dụng học trực tuyến (phần mềm VNPT - Elearning) và cung cấp dịch vụ Intenret, ông đánh giá như thế nào?
- Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Theo một số thống kê, trong đợt dịch vừa rồi người dùng Việt Nam dùng rất nhiều phần mềm nước ngoài. Các phần mềm nước ngoài có yếu tố trải nghiệm người dùng tốt, tuy nhiên đa phần các phần mềm này có máy chủ đặt ở nước ngoài và bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố về đường truyền, phạm vi địa lý nên không đáp ứng được yêu cầu của việc học trực tuyến.
Đặc biệt, khi phần mềm đó kinh doanh trên nền tảng cloud với mục đích chính là hội thảo trực tuyến (video conference). Trong khi nhu cầu của các cơ sở giáo dục là tổ chức các hoạt động quản lý, dạy, học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến nên xảy ra nhiều bất cập trong việc sử dụng.
VNPT E-Learning liên tục được cải tiến, hoàn thiện và đầu tư mạnh mẽ về hệ thống máy chủ, đường truyền
Thêm nữa, người dùng Việt Nam, đặc biệt là trẻ em trong quá trình học, sử dụng những tính năng của phần mềm không thành thạo, ra vào liên tục, cũng là một trong những lý do tạo ra chất lượng không ổn định.
Một phần mềm giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu của 5 đối tượng: các nhà quản lý giáo dục, nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh thì mới phù hợp trong việc tổ chức các lớp học online.
Chẳng hạn phần mềm VNPT E-Learning của VNPT không những đáp ứng được những yêu cầu quản lý, giám sát của các cơ sở giáo dục mà còn cung cấp cho giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh những tính năng hỗ trợ để đảm bảo việc giảng dạy và học tập được diễn ra một cách chất lượng nhất.
Phần mềm VNPT E-Learning mô phỏng đúng quy trình lớp học bình thường và đảm bảo thời gian giãn cách nhưng học sinh vẫn học có kiến thức, đảm bảo đúng nội dung chương trình, thời khóa biểu, lịch học, thi cử… Ý nghĩa của việc học online phải là như thế.
Hiện những bất cập của việc học trực tuyến như kể trên khiến nhiều phụ huynh học sinh vẫn lo lắng và vẫn chưa được khắc phục triệt để, vậy theo ông đâu là giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng này?
- Có hai giải pháp. Thứ nhất, để sử dụng các phần mềm giáo dục trực tuyến đầu tiên các trường, các sở giáo dục phải là những đơn vị đưa ra những tiêu chí đánh giá và lựa chọn các phần mềm sẽ sử dụng trong trường mình, trong sở giáo dục của mình để làm sao đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục của trường, của sở.
Thứ hai trước khi áp dụng vào cũng phải bước hướng dẫn sử dụng và khuyến nghị cho người sử dụng. Người sử dụng có 2 đối tượng, giáo viên thì phải được đào tạo vì quản lý một lớp học online khác với một lớp học tại trường offline. Còn người học, có 2 đối tượng là những học sinh nhỏ, quen tự do và ngồi một mình thì phải có bố mẹ bên cạnh để dạy, và bản thân bố mẹ cũng phải huấn luyện cho con cái sử dụng thành thạo phần mềm.
Đặc biệt, phần mềm giáo dục chạy trên nền tảng Internet và có thể có xung đột, những lỗi xung đột mà trẻ con không thể nhận ra được nên việc hỗ trợ người dùng từ các đơn vị cung cấp dịch vụ là rất quan trọng.
VNPT có lực lượng hỗ trợ trên khắp 63 tỉnh thành phố. Bất kỳ trường nào, thày cô giáo nào gặp vấn đề đều có thể liên hệ với VNPT để làm rõ khúc mắc về sử dụng, cấu hình.
Không còn chuyện học sinh không được tới lớp
VNPT E-Learning mô phỏng đúng quy trình lớp học bình thường
Thủ tướng mới đây có chỉ đạo về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”, trong đó yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo chỉ đạo "các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng". Là một đơn vị "sắm nhiều vai" như trên, phát động trên của Thủ tướng có ý nghĩa như thế nào với VNPT, đặc biệt là trong việc triển khai học trực tuyến hiện nay?
- Ngay từ khi phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, VNPT đã tổ chức hàng loạt các chương trình hành động để đồng hành cùng Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ giáo dục và đào tạo như: Tài trợ 37.000 máy tính bảng cho các em học sinh không có thiết bị sử dụng, Miễn phí data di động cho các em học sinh khi sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến, Cung cấp miễn phí giải pháp VNPT E-Learning cho các cơ sở giáo dục trong khu vực bị giãn cách theo chỉ thị 16.
Ngoài ra, VNPT cũng đang kết hợp với một số trường đại học như Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức Kênh hỗ trợ giáo dục tiểu học để giúp đỡ giáo viên, phụ huynh, học sinh khi còn bỡ ngỡ tham gia vào các chương trình học tập trực tuyến. Đây là kênh hỗ trợ có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục đầu ngành để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các lớp học trực tuyến.
Là tập đoàn công nghệ chủ lực của Đất nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) luôn phát huy cao tinh thần, trách nhiệm đối với cộng đồng nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Năm học mới 2021-2022, Tập đoàn sẽ hỗ trợ 37.000 máy tính bảng cho học sinh nghèo, đồng thời triển khai loạt ưu đãi cho giáo dục.
Không học sinh nào “bị bỏ lại phía sau”
Mới đây tại lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, Tập đoàn sẽ tham gia hỗ trợ 37.000 máy tính bảng để giúp học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 triển khai học trực tuyến, bảo đảm không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh đó, để đồng hành cùng ngành giáo dục trong năm học mới, Tập đoàn VNPT đã và đang tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ riêng cho lĩnh vực giáo dục để thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền.
Cụ thể, VNPT đang triển khai chương trình ưu đãi giải pháp học và thi trực tuyến VNPT E-Learning cho toàn bộ các trường phổ thông, đại học các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16. Miễn phí 4Gb dữ liệu di động/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến,…
Về cơ sở hạ tầng, VNPT cũng triển khai các gói dịch vụ hỗ trợ cước, phí cho các trường học trên nền tảng học trực tuyến VNPT Elearning (VNPT vnEdu LMS) như ưu đãi cước sử dụng dịch vụ cho toàn bộ các trường phổ thông (250.000 VNĐ/trường/tháng) và trường đại học, cao đẳng, học viện… (ở mức 10.000 VNĐ/user/tháng) tại các địa bàn thực hiện Chỉ thị 16, có quyết định cho nghỉ học của Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh/huyện.
Nền tảng VNPT E-Learning hiện có khoảng hơn 1 triệu các bài giảng do các thầy cô trên toàn quốc xây dựng, góp phần đồng hành cùng ngành GD&ĐT trong việc phát động các thầy, cô cùng đóng góp xây dựng kho học liệu số quốc gia.
VNPT cũng sẽ hỗ trợ máy chủ và/hoặc chỗ đặt máy chủ tại IDC của Tập đoàn, đảm bảo đường truyền phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến tại các trường đại học, cao đẳng, học viện được thuận lợi.
Theo đại diện Tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó TGĐ VNPT VinaPhone: Thấu hiểu những khó khăn mà các trường, các cơ sở giáo dục cũng như phụ huynh, học sinh gặp phải trong năm học mới, giữa bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành vẫn đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, buộc công tác dạy và học phải thực hiện online, Lãnh đạo VNPT VinaPhone mong muốn có thể hỗ trợ tối đa, đảm bảo, quyền lợi học tập của học sinh, sinh viên không bị gián đoạn. “Kể từ thời điểm bắt đầu triển khai hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến VNPT Elearning đến nay, chúng tôi luôn đặt quyền lợi được học, được tiếp nhận kiến thức và công nghệ mới của các em (học sinh, sinh viên) lên hàng đầu. Việc triển khai loạt chương trình ưu đãi về cước, phí sử dụng dịch vụ đầu năm học mới là nỗ lực của chúng tôi trong việc đồng hành cùng ngành giáo dục nước nhà, giúp cho việc giáo dục không bị gián đoạn, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trong cả nước”.
Nền tảng học và thi trực tuyến VNPT Elearning là hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến dành cho các Tổ chức, doanh nghiệp và nhà trường, giúp triển khai hiệu quả công tác đào tạo và đánh giá nhân viên/học sinh, được VNPT triển khai từ năm 2020.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vừa qua, hệ thống đã được lựa chọn và đưa vào áp dụng tại các trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước, phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, giúp công tác giáo dục được thông suốt, đảm bảo chống dịch được an toàn.
Tính đến thời điểm hiện nay, VNPT Eleaning đã có 20.000 trường học với hơn 600.000 giáo viên và hơn 8 triệu học sinh trong cả nước tham gia…. Hệ thống được các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đón nhận và đánh giá cao, xem đây là giải pháp giáo dục điện tử giúp kết nối toàn diện giữa giáo viên và học sinh thông qua trong thời đại số. Giao diện hệ thống được thiết kế khoa học, dễ hiểu, có khả năng tùy biến cao giúp các thầy cô có thể dễ dàng giảng dạy, giao bài, chấm điểm, chữa bài cũng như quản lý việc học tập từ xa của học sinh, sinh viên. Người học cũng dễ dàng tham gia các tiết học trực tuyến, tương tác với giáo viên, kiểm tra và được đánh giá kết quả học tập. Với VNPT Elearning, phụ huynh cũng dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của con cái để kết hợp cùng giáo viên khắc phục những hạn chế, phát huy tối đa khả năng của từng em.
Đại diện VNPT cho biết, không hài lòng với những gì đang có, các kỹ sư, chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để tối ưu hơn hệ thống giáo dục trực tuyến VNPT Elearning để thuận lợi nhất cho các thầy cô lẫn học sinh, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Ưu đãi mở rộng trên toàn Hệ sinh thái giáo dục vnEdu
Ngoài chính sách ưu đãi cho các trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước đối với hệ thống VNPT Elearning, VNPT còn áp dụng nhiều chính sách miễn, giảm khác cho các chương trình thuộc hệ sinh thái giáo dục vnEdu như:
Với hệ thống tuyển sinh đầu cấp vnEdu Enrollment, VNPT sẽ miễn phí cước sử dụng dịch vụ trong 6 tháng đầu tiên đối với các trường chưa sử dụng dịch vụ. Đây là dịch vụ tin học hóa quá trình nộp và nhận hồ sơ tuyển sinh đầu cấp của các trường học, hỗ trợ Sở/Phòng/Nhà trường quản lý hồ sơ và cung cấp số liệu liên quan tới công tác tuyển sinh được dễ dàng và nhanh chóng.
Đối với hệ thống Kiểm định chất lượng giáo dục vnEdu QoE, VNPT cũng sẽ miễn phí cước sử dụng dịch vụ trong 6 tháng đầu tiên cho các trường chưa sử dụng dịch vụ. Đây là hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục giúp hỗ trợ cơ sở giáo dục đánh giá về chất lượng hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, vấn đề liên quan của Nhà trường và cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trong công tác đánh giá ngoài để xác định mức đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT.
Đối với dịch vụ vnEdu TKB (Thời khóa biểu), vnEdu eLessionTool (Công cụ soạn bài giảng) và vnEdu Quiz (Chấm thi trắc nghiệm), Tập đoàn sẽ miễn phí cước sử dụng dịch vụ trong 30 ngày đầu tiên cho các trường chưa sử dụng dịch vụ.
Đối với VNPT Pay (dịch vụ thu, nộp học phí dành cho nhà trường và học sinh), VNPT sẽ miễn phí 6 tháng dịch vụ trên cổng thanh toán và Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ cũng như dịch vụ VNPTPAY QR.
Ngày 12/9, chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông phát động với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tại lễ phát động, Tập đoàn VNPT đã cam kết hỗ trợ 37.000 máy tính bảng cho Chương trình và sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành giáo dục để góp phần rút ngắn khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, để bảo đảm không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau” như mục tiêu đặt ra của Chương trình.
Hệ sinh thái vnEdu 4.0 đã và đang góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền
Là một tập đoàn công nghệ số, trong những năm gần đây, Tập đoàn VNPT đã và đang đầu tư rất mạnh mẽ về công nghệ, con người, nguồn lực để xây dựng và hoàn thiện Hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0.
Hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 được Tập đoàn VNPT phát triển trên nền tảng những công nghệ tiên tiến giúp việc dạy và học được diễn ra thuận lợi nhất như: Công nghệ nhận diện khuôn mặt người học, công nghệ Text To Speech giúp các bài giảng text trở nên sinh động hơn, công nghệ dạy - học trực tuyến do VNPT tự phát triển để tránh lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài ... Bên cạnh đó, VNPT cũng đã ứng dụng những xu hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới vào sản phẩm của mình như Học tập thích ứng (Adaptive Learning), Học tập đảo ngược (Flip Learning)... giúp cho học sinh Việt Nam được tiếp cận sớm với các xu hướng này.
Đến nay, Hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 do Tập đoàn VNPT phát triển bao gồm hơn 20 sản phẩm, dịch vụ theo 4 nhóm: quản lý số; học tập số, nghiên cứu số ; tích hợp số. Hệ sinh thái này đã bao phủ toàn bộ các quy trình, nghiệp vụ của ngành giáo dục và đã được triển khai trên 63 tỉnh/thành phố, với hơn 32.000 cơ sở giáo dục, hơn 800.000 hồ sơ giáo viên và hơn 8 triệu hồ sơ học sinh/sinh viên. Có một số giải pháp, ứng dụng trong hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu4.0 của VNPT đã và đang phục vụ hiệu quả cho công tác dạy và học trực tuyến của ngành GD&ĐT như VNPT E-Learning, VnEdu, giải pháp Học và thi trực tuyến, Dịch vụ kiểm định giáo dục vnEdu-QoE.....
Trong hệ sinh thái vnEdu 4.0, giải pháp Học và thi trực tuyến VNPT E-Learning là một giải pháp điển hình, được đánh giá cao, đã và đang hỗ trợ hiệu quả cho ngành GD&ĐT trong thời gian dịch bệnh. VNPT E-Learning đã được sử dụng như một kênh chính thống để giáo viên truyền tải kiến thức đến toàn bộ học sinh của trường một cách hệ thống hoá, bài bản khoa học và đầy đủ. Đồng thời thông qua kênh này, các cấp quản lý nhà trường, phòng, sở có công cụ tập trung để đánh giá, giám sát tiến độ và kết quả dạy-học tại địa phương. Hiện nay, trên nền tảng VNPT E-Learning có khoảng hơn 1 triệu các bài giảng do các thầy cô trên toàn quốc xây dựng. VNPT hoàn toàn có thể đồng hành cùng ngành GD&ĐT trong việc phát động các thầy, cô cùng đóng góp xây dựng kho học liệu số quốc gia.
Có thể nói, Hệ sinh thái giáo dục của VNPT đã cung cấp cho các nhà quản lý, các thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên những phần mềm, công cụ hiện đại và hiệu quả, giúp học sinh ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với những công nghệ và phương pháp học tập hiệu quả, được tiếp cận những kho tàng tri thức mà với những phương pháp truyền thống khó tiếp cận được.
VNPT sẽ hỗ trợ 37.000 máy tính bảng cùng các chính sách hỗ trợ khác
Năm học 2021-2022 diễn ra trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp. Vì vậy, với trách nhiệm là Tập đoàn công nghệ chủ lực của đất nước, VNPT đã và đang tiếp tục đồng hành cùng ngành GD&ĐT, sát cánh hỗ trợ các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên.
“Trong chương trình Sóng và máy tính cho em, Tập đoàn VNPT sẽ tham gia hỗ trợ 37.000 máy tính bảng để giúp học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 triển khai học trực tuyến, bảo đảm không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau”, ông Nguyễn Nam Long, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết.
Bên cạnh đó, sự chung tay, đồng hành cùng ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh, sinh viên đã và sẽ được Tập đoàn VNPT tiếp tục thực hiện thông qua việc kịp thời xây dựng và triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ riêng cho lĩnh vực giáo dục để thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền.
Cụ thể, VNPT có chương trình ưu đãi giải pháp học và thi trực tuyến VNPT E-Learning cho toàn bộ các trường phổ thông, đại học; Miễn phí 4Gb dữ liệu di động/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến; Hỗ trợ các gói cước hạ tầng CNTT cho các cơ sở đào tạo đại học gồm: Máy chủ và /hoặc chỗ đặt máy chủ, đường truyền đảm bảo dạy, học trực tuyến.
Bên cạnh đó, ngày 10/9/2021, theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, VNPT đã phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông khác thực hiện phủ sóng và nâng cao chất lượng sóng di động tại các thôn/bản chưa có sóng di động.
VNPT đã bắt tay ngay vào việc triển khai khảo sát, phân tích, đưa ra phương án và triển khai thực hiện cuốn chiếu tại từng điểm theo thứ tự ưu tiên. Hiện các hạng mục công việc đang được VNPT triển khai với tiến độ khẩn trương nhất để đảm bảo hoàn thành phủ sóng các thôn/bản còn lại trong tháng 9/2021 theo đúng thời hạn mà Bộ TT&TT đã yêu cầu.
Với tổng số 7 hạng mục đạt giải tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2021 (Stevie Awards International Business Awards), VNPT là đơn vị đạt nhiều giải thưởng lớn đối với các giải pháp công nghệ giúp đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Tham gia Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2021 (Stevie Awards International Business Awards) từ năm 2019, đây là lần thứ 4 liên tiếp VNPT nhận được giải vàng cũng như những đánh giá cao từ Ban giám khảo, chuyên gia quốc tế. Cụ thể, VNPT đã nhận 7 giải thưởng lớn cho các sản phẩm dịch vụ gồm 1 giải vàng dành cho Hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến (VNPT LMS) ở hạng mục Giải pháp học trực tuyến; 4 giải bạc thuộc về Phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (VNPT ASME) ở hạng mục Quản lý tài chính, Giải pháp điểm danh bằng khuôn mặt (VNPT vnFace) ở hạng mục sản phẩm B2B, Giải pháp (VNPT Smartvision) ở hạng mục AI và Nền tảng quản lý định danh và xác thực sinh trắc học (VNPT BioID) ở hạng mục giải pháp tài chính số. Hai giải đồng còn lại thuộc về Hệ thống kiểm soát tòa nhà (VNPT BACS) ở hạng mục AI và Nền tảng thanh toán ở hạng mục Giải pháp thanh toán.
Cùng với việc ghi nhận của của Hội đồng Ban giám khảo và chuyên gia quốc tế đối với những giải pháp công nghệ năm nay, VNPT đã và đang khẳng định vị thế là Tập đoàn công nghệ tiên phong trong chuyển đổi số tai Việt Nam, không ngừng nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới, hỗ trợ chính phủ, đồng hành với doanh nghiệp và người dân.
Đại diện lãnh đạo VNPT cho biết: “VNPT vinh dự khi liên tục nhiều năm liền đạt giải thưởng Kinh doanh Quốc tế. Không chỉ với mục đạt giải thưởng quốc tế, VNPT hy vọng các giải pháp dịch vụ công nghệ thông tin của mình sẽ đồng hành cùng xã hội để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, xây dựng “bình thường mới,” ổn định kinh tế và các cơ hội mới trong chuyển đổi số tại Việt Nam.”
Thông tin về giải pháp đạt giải:
Đối với lĩnh vực giáo dục, VNPT LMS giúp duy trì việc dạy và học của giáo viên và học sinh cả nước, đảm bảo nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin, nhu cầu học và thi trực tuyến dành cho các trường học. Hiện nay, giải pháp đã được triển khai tại gần 10.000 điểm trường, thu hút hơn 4 triệu học viên, gần 300.000 giáo viên với hơn 200.000 khóa học đa dạng, phong phú được nhiều trường học, giáo viên, học sinh và phụ huynh đánh giá cao.
Đối với giải pháp tài chính số, nền tảng thanh toán của VNPT được tích hợp vào hệ thống thanh toán trên Cổng dịch vụ Công Quốc gia với hơn 3.000 dịch vụ công cho người dân cả nước. Trong giai đoạn giãn cách, hạn chế các tiếp xúc trực tiếp, giải pháp đã giúp người dân chỉ cần ngồi nhà hoặc nơi làm việc những vẫn thế thể thanh toán các dịch vụ công, thay vì phải đến trực tiếp các điểm đăng ký và nộp phí tại những nơi tụ tập đông người như trước đây.
Các giải pháp AI về nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học như VNPT Smartvision, VNPT BioID, VNPT vnFace được tích hợp trong nhiều hệ thống thông minh… cũng là thế mạnh của VNPT khi được nhiều tổ chức, khách hàng lựa chọn trong việc triển khai AI Camera tại giao thông, lễ tân, ngân hàng… Mới đây, VNPT còn đầu tư hạ tầng để đáp ứng kết nối 10.000 camera giám sát tại các khu cách ly. Các tính năng chính của hệ thống là giám sát trực tiếp (live view), xem lại (play back), phân quyền người dùng (nhóm người dùng), bảo vệ dữ liệu người dùng, ghi log truy cập, lưu trữ theo quy định đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Tính năng nâng cao sẽ tiếp tục được cập nhật theo yêu cầu thực tế từ Ban Chỉ đạo và Bộ TT&TT. Hệ thống được thiết kế theo mô hình điện toán biên, giúp cho kết nối, xử lý và lưu trữ với độ trễ thấp và mở rộng không giới hạn năng lực xử lý khi có nhu cầu. Đặc biệt, việc đảm bảo tính an ninh và an toàn cho hình ảnh, dữ liệu được VNPT đặt lên hàng đầu, khi toàn bộ hệ thống được bảo vệ tại những Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế của VNPT. Bên cạnh đó, giải pháp còn được triển khai ở một số địa pnương để xác thực người dân đi chợ, tiêm khám vaccine.
Thông tin về giải thưởng Kinh doanh quốc tế:
Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế (Stevie Awards International Business Awards) là một trong những giải thưởng về công nghệ danh giá nhất trên thế giới bởi tiêu chí chấm điểm khắt khe. Không chỉ đề cao tính sáng tạo về công nghệ, giải thưởng chấm điểm thực tế cho các giải pháp tham gia. Ban giám khảo của cuộc thi gồm nhiều quản lý, chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như Giám đốc quản lý sản phẩm eBay, Giám đốc khoa học ứng dụng của trang Amazon, Kỹ sư bảo mật của Paypal…. Bởi vậy, quy mô tham gia của giải thưởng là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn quốc tế như Software AG, Telkom Indonesia, IBM, Ooredoo Group.
DANH SÁCH GIẢI THƯỞNG
1 Giải Vàng
· Hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến VNPT LMS
4 Giải Bạc:
· Phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ VNTP ASME
· Giải pháp điểm danh bằng khuôn mặt VNPT vnFace
· VNPT Smartvision
· Nền tảng quản lý định danh và xác thực sinh trắc học VNPT BioID
Tên cơ quan chủ quản: Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT Group)
Tên đơn vị: Viễn Thông Tây Ninh
Địa chỉ: Số 01 Đường Phạm Công Khiêm, Khu Phố 1, Phường 3, Tp.Tây Ninh
Email: vienthong.tnh@vnpt.vn
Điện thoại cơ quan: 0276.3822432
Điện thoại CSKH: 18001166