Chỉ trong hơn 25 năm, đã có khoảng 70 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, đạt độ phủ hơn 70% dân số. 25 năm đó cũng là hành trình đầy gian nan và vinh quang mà VNPT đã nỗ lực, phấn đấu, góp phần đưa Việt Nam kết nối sâu rộng toàn cầu.
Những cột mốc đầu tiên
Ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet thế giới.
Việc thử nghiệm kết nối Internet tới các đơn vị quốc tế bắt đầu từ năm 1994. Đến cuối năm 1996, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) tại hai địa điểm Hà Nội và TP.HCM tiếp tục thử nghiệm thông qua hai cổng quốc tế với tốc độ 64 Kb/s kết nối Internet Sprintlink (Mỹ).
Đến ngày 19-11-1997, cánh cổng kết nối Internet đến thế giới chính thức được mở ra, khi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) được trao giấy phép cung cấp dịch vụ. Đây thực sự là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu thời điểm người dân Việt nam có thể truy cập Internet như bất kỳ công dân nào ở các quốc gia phát triển trên thế giới.
Thông điệp đầu tiên từ Việt Nam ở cột mốc này là câu chào “Hello the World”, được VNPT gửi đi. Khi đó, hạ tầng Internet Việt Nam vẫn chỉ có tốc độ 64 Kb/s kết nối đi quốc tế cho khoảng 300 người sử dụng với hai hướng chủ yếu là Mỹ và Australia.
Thời điểm dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp, dịch vụ truy cập duy nhất là dial-up hay qua đường dây điện thoại cố định. Mỗi lần kết nối Internet, đường dây điện thoại của người sử dụng sẽ không thể nghe, gọi điện.
Đến tháng 10/2000, Văn phòng Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 58-CT/TW về việc "đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
2 năm sau, thị trường Internet Việt Nam bắt đầu sôi động, với sự cạnh tranh cao hơn khi đạt khoảng 1,8 triệu người sử dụng Internet. Như vậy, sau gần 6 năm kết nối mạng toàn cầu, mới có khoảng 4% dân số Việt Nam dùng Internet. Tỷ lệ này ngày nay là hơn 70%.
Dịch vụ Internet băng rộng có mặt ở Việt Nam năm 2003 với sự ra đời của Mega VNN, do VNPT cung cấp. Không chỉ “giải phóng” đường dây điện thoại, kết nối ADSL có tốc độ vượt trội, khiến nhu cầu sử dụng bùng nổ. Những điểm cung cấp dịch vụ Internet mọc lên tại nhiều thành phố lớn cũng giúp cho nhiều người tiếp cận được với mạng toàn cầu hơn.
Năm 2009, Internet cáp quang (FTTH) chính thức được triển khai, với tốc độ vượt trội ADSL và nhanh chóng thay thế cáp đồng. Các nhà mạng cũng tích cực triển khai thay thế hạ tầng cáp đồng bằng cáp quang trong thập niên 2010.
Xương sống cho nền kinh tế số
Đến nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều ISP. Theo số liệu tính đến hết tháng 10/2022, 3 ISP băng rộng cố định lớn nhất là VNPT (40,57%), Viettel (40,14%) và FPT (18,83%).
Theo VIA, Việt Nam trở thành quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN vào năm 2013, với 16,1 triệu người dùng Internet hàng tháng. Cũng từ đầu những năm 2010, thị trường trong nước đã được đánh giá cao về tiềm năng các ngành kinh tế số, chẳng hạn như thương mại điện tử.
Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 45.500 doanh nghiệp ICT, đem lại doanh thu khoảng 126 tỉ USD. Mở Internet vào năm 1997 là chậm so với thế giới, nhưng tăng trưởng Internet của Việt Nam được nhiều bên đánh giá cao.
“Từ cuối năm 2020 đến tháng 10/2021, lưu lượng Internet tại Việt Nam tiếp tục tăng hơn 30%. Nhiều hoạt động, đặc biệt là học và họp trực tuyến, được đưa lên môi trường số tạo lưu lượng truy cập lớn”, đại diện nhà mạng VNPT cho biết.
Việt Nam cũng đang nằm trong số các nước triển khai IPv6, giao thức Internet mới nhất, cao nhất toàn cầu, với tỷ lệ ứng dụng IPv6 nằm trong top 10 thế giới và cao hơn gấp đôi khu vực ASEAN. Kinh tế số dự kiến sẽ đạt giá trị 49 tỉ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng hàng năm 31%, với đóng góp chính đến từ thương mại điện tử.
Tuy nhiên, tần suất tiêu thụ nội dung số của người Việt lại thấp hơn so với trung bình khu vực Đông Nam Á. Các nhà phân tích cho rằng đây là dấu hiệu Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Báo cáo e-Conomy SEA 2021 công bố tháng 11/2021, do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện, cho rằng nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỉ USD về tổng giá trị hàng hóa vào năm 2030.
Tháng 6 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, một mục tiêu phát triển hạ tầng đặt ra là phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh và tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Đến nay, không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược thứ năm, chuyển đổi số đặt ra yêu cầu cấp bách về việc tự chủ trên không gian mạng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ hạ tầng số, các nền tảng số, xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh .
VIA cho biết 2021 - 2025 là giai đoạn tăng tốc của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các mục tiêu của chương trình này bao gồm hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, kinh tế số chiếm 30% GDP và thu hẹp khoảng cách số.
Nguồn: vnpt.com.vn
Sáng ngày 17/10/2022, tại Tỉnh Ủy Tỉnh Tây Ninh diễn ra Hội nghị quán triệt, tuyên truyền và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh năm 2022, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh cho biết, đây là sự kiện quan trọng, được tổ chức lần đầu tiên, thể hiện quyết tâm của Tỉnh ủy, của cả hệ thống chính trị tỉnh nhà trong đẩy mạnh chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đại diện Tập Đoàn VNPT trình bày tại Hội nghị tham luận “VNPT đồng hành chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh”, Tập đoàn VNPT cam kết sẽ đồng hành cùng tỉnh Tây Ninh để triển khai Chuyển đổi số toàn diện, nâng hạng DTI cho Tỉnh, cùng vươn tới mục tiêu nâng cao lợi ích người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Tây Ninh tạo ra động lực mới cho sự tăng trưởng của Tây Ninh.
Tại Hội nghị, VNPT Tây Ninh giới thiệu gian hàng triển lãm các dịch vụ số hiện đại, trực quan sinh động, mang đến không gian trải nghiệm thực tế và nhận được sự quan tâm các Đại biểu Lãnh đạo đến trải nghiệm, tương tác: Trung tâm điều hành thông minh VNPT IOC, Hệ thống giám sát quản lý an toàn thông tin cho các tổ chức và các doanh nghiệp, hệ sinh thái sản phẩm AI, Nền tảng lắng nghe và giám sát mạng xã hội vnSocial, ứng dụng Sổ tay Đảng viên…
Gian hàng trải nghiệm số trưng bày trong 2 ngày, từ ngày 17 đến 18/10/2022 để các Sở, Ban, Ngành đến tham gia trải nghiệm. Và là cơ hội để VNPT giới thiệu hướng dẫn cụ thể những sản phẩm dịch vụ số đến Đại Biểu, người trải nghiệm chọn triển khai các hệ thống, ứng dụng của VNPT áp dụng hiệu quả trong công tác chuyển đổi số theo yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã đề ra trong Hội nghị.
Trước đó cùng ngày, VNPT Tây Ninh tham gia lễ ra tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số trên địa bàn Tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Tỉnh đoàn Tây Ninh tổ chức với sự tham gia hơn 300 cán bộ, Công chức, Đoàn viên, Thanh niên.
Để hỗ trợ công tác tuyên truyền người dân tiếp cận môi trường số, VNPT Tây Ninh tài trợ Tỉnh đoàn Tây Ninh nón bảo hiểm kết hợp truyền thông thương hiệu VNPT VinaPhone với mã QRCode của ứng dụng “Tây Ninh Smart” để người dân dễ dàng cài đặt ứng dụng, giúp người dân tiếp cận các hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, nhận thông tin của Tỉnh, đăng ký cửa hàng 4.0 – cụ thể là người dân chủ động đăng ký các điểm thanh toán VNPT Money nhanh chóng thông qua ứng dụng Tây Ninh Smart.
Theo công bố mới nhất tháng 09/2022 của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST), công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt của VNPT (VNPT FaceID) nằm trong TOP 15 thế giới hạng mục KIOSK - FRVT 1:1 và 1:N (khuôn mặt đa dạng màu da và dân tộc), vượt qua nhiều tên tuổi lớn trên thế giới.
VNPT FaceID: Công nghệ Make in Vietnam với chất lượng quốc tế
Công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt nằm trong nhóm công nghệ 4.0 được ứng dụng phổ biến trên thế giới, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ xác thực trên điện thoại di động, xác thực khi thanh toán điện tử đến điểm danh điện tử, hay tìm kiếm tội phạm trong đám đông.
Từ thực tế này, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ bắt đầu tiến hành xếp hạng các thuật toán nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt toàn cầu (Face Recognition Ranking). Trong đó, hạng mục KIOSK đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều hãng công nghệ lớn do yêu cầu độ chính xác cao và tính ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Hạng mục KIOSK đang được NIST tiến hành đánh giá trên bộ dữ liệu lớn, bao gồm bộ dữ liệu 1.000.000 ảnh đa dạng màu da và dân tộc với 100.000 khuôn mặt khác nhau (trong bài thử nghiệm FRVT 1:1) và cơ sở dữ liệu tìm kiếm 1.600.000 người khác nhau (trong bài thử nghiệm FRVT 1:N).
Bảng xếp hạng Công nghệ Nhận diện và Tìm kiếm khuôn mặt toàn cầu tháng 092022 của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST)
Vượt qua nhiều tên tuổi lớn để ghi danh vào TOP 15 trên bảng xếp hạng công nghệ toàn cầu của NIST, VNPT FaceID đã ghi một dấu mốc mới về sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bằng các sản phẩm có thể cạnh tranh vươn tầm thế giới.
Là doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã sớm đầu tư vào nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ 4.0, trong đó có công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện, VNPT đã có một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ AI có khả năng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của chính phủ và các doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm nền tảng ứng dụng VNPT FaceID như VNPT eKYC, VNPT BioID, vnFace và AI camera.
Sau khi triển khai thành công các dự án tầm cỡ quốc gia như Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, trung tâm điều hành thông minh (IOC) của nhiều tỉnh/thành, Tập đoàn VNPT đã được tín nhiệm là đối tác quan trọng của nhiều cơ quan doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Tính tới tháng 09/2022, sản phẩm nền tảng VNPT eKYC đã phục vụ gần 700 triệu giao dịch trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, thương mại điện tử, …
VNPT đồng hành cùng doanh nghiệp khai phá sức mạnh của công nghệ AI
Với mong muốn xác thực nhận diện khuôn mặt với độ chính xác cao, các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng sử dụng các công nghệ AI uy tín của nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như ngành Tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, với sự đầu tư vào nghiên cứu và cải tiến không ngừng, sản phẩm định danh điện tử VNPT eKYC và VNPT BioID đạt được độ chính xác xấp xỉ 100%, tương đương và có thể thay thế hoàn toàn công nghệ ngoại nhập.
Công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo của VNPT ứng dụng trong Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Lào Cai
Công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt cũng có mặt trong sản phẩm AI camera giúp các doanh nghiệp nhận diện khách hàng tại quầy, các cơ quan chức năng tìm kiếm đối tượng tình nghi… và xa hơn là giám sát an ninh, giám sát giao thông (khi được tích hợp các công nghệ AI khác do chính VNPT nghiên cứu và phát triển). Sản phẩm hoàn toàn có thể được triển khai độc lập hay tích hợp vào các hệ thống khác như IOC. Hiện nay, IOC đã được VNPT triển khai cho hơn 30 tỉnh/thành phố trên cả nước.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm chất lượng cao, VNPT luôn lắng nghe và tùy biến sản phẩm theo nhu cầu khách hàng. Sản phẩm điểm danh điện tử vnFace được nghiên cứu phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam, đáp ứng đa dạng đối tượng khách hàng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (với giải pháp điểm danh qua thiết bị di động vnFace Remote) đến các khu công nghiệp tới hàng chục nghìn lao động (với giải pháp điểm danh qua tablet, camera).
Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, VNPT mong muốn hợp tác và đồng hành cùng tất cả các tổ chức doanh nghiệp để khai thác hiệu quả tiềm năng của công nghệ AI, không chỉ giới hạn với công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt mà còn với tất cả các nền tảng AI khác như xử lý hình ảnh (AI Camera), nhận dạng ký tự quang học (OCR), xử lý âm thanh (Voice processing), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), trợ lý ảo (AI Assistant) và xử lý khai thác dữ liệu (Data Science), không chỉ ở trong lĩnh vực định danh điện tử mà còn ở các lĩnh vực then chốt khác như Tài chính ngân hàng, An ninh an toàn, Y tế, Giáo dục và Công nghiệp/nhà máy.
Bằng việc làm chủ công nghệ, tùy biến phục vụ khách hàng, hợp tác cùng các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm Make in Vietnam có chất lượng quốc tế, VNPT tin tưởng sẽ đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Chung tay hỗ trợ đồng bào tại các tỉnh đang chịu ảnh hưởng bởi cơn bão NORU, VNPT đã tăng cường ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cước kịp thời giúp khách hàng đảm bảo thông tin liên lạc.
Theo đó, VNPT sẽ hỗ trợ gói Data với 5GB/ngày, truy cập thoải mái các ứng dụng Youtube, Tiktok, Zalo, MyTV cho khách hàng sử dụng Internet VNPT bị mất liên lạc đến thời điểm ngày 30/09/2022 chưa được khôi phục. Các bộ SIM sẽ được nhân viên VNPT trao tận tay khách hàng, kịp thời giúp người dân có đường truyền thay thế, hạn chế gián đoạn thông tin, phục vụ nhu cầu kết nối cho cả gia đình.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ trực tiếp tới các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất, VNPT sẽ thực hiện gia hạn thời hạn nộp cước, không áp dụng khóa 1 chiều/2 chiều cho các thuê bao di động, internet trả sau đến thời hạn nộp cước giúp khách hàng yên tâm duy trì liên lạc, sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các hoạt động và chính sách hỗ trợ của VNPT sẽ được thực hiện rộng khắp trên địa bàn các tỉnh đang chịu thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 4 Noru: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Quảng Bình.
Những ngày qua, VNPT đã gấp rút thực hiện nhiều hoạt động ứng cứu thông tin liên lạc tại các địa phương bị bão Noru tràn qua. VNPT đã phối hợp với các nhà mạng mở Roaming thoại và SMS tại 2 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam đảm bảo dịch vụ phục vụ công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả bão và đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Nhanh chóng triển khai ứng cứu máy phát điện khôi phục liên lạc các trạm BTS; triển khai khắc phục các tuyến cáp quang truyền dẫn, các đường dây thuê bao bị đứt và cho mượn thiết bị nhằm kết nối dịch vụ cho khách hàng. Đồng thời VNPT đã thực hiện điều động nhân lực, công cụ/dụng cụ từ các tỉnh thành khác đến hỗ trợ cho địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 4 khắc phục hậu quả bão.
Ngoài ra, tại các tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão, VNPT đã điều động nhân viên trực tiếp tới từng hộ gia đình khách hàng để kịp thời động viên, chăm sóc và kiểm tra thiết bị viễn thông tại nhà khách hàng, thực hiện hỗ trợ sửa chữa, nhanh chóng khôi phục mạng lưới viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc cho khách hàng.
Với mỗi lượt nạp tiền điện thoại, bạn sẽ chung tay cùng VNPT Money ủng hộ xuồng CQ cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa; chung tay vì chủ quyền biển, đảo quê hương.
Triển khai Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, biển đảo" giai đoạn 2018 - 2022, Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động chương trình tặng xuồng CQ cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. Với mong muốn phát huy tinh thần đột phá, sáng tạo của thanh niên, đóng góp sức trẻ vào các hoạt động vì cộng đồng, đặc biệt trong việc quan tâm, cổ vũ tinh thần cho các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ vùng biển, đảo của Tổ quốc, VNPT Money triển khai chương trình "VNPT Money cùng bạn vì Trường Sa thân yêu".
Từ ngày 01/08 - 30/09/2022, với mỗi giao dịch nạp tiền điện thoại di động trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam (App Thanh niên Việt Nam), VNPT Money sẽ quyên góp vào chương trình ủng hộ xuồng CQ cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa do Trung ương Đoàn phát động số tiền tương ứng 1% giá trị giao dịch của khách hàng. Mọi kinh phí ủng hộ sẽ được chuyển về tài khoản của Trung ương Đoàn và bàn giao cho Bộ Tư lệnh Hải quân trước ngày 15/11/2022.
Ngoài chương trình trích 1% giá trị giao dịch nạp tiền điện thoại, khách hàng khi truy cập ứng dụng VNPT Money, có thể trực tiếp chuyển tiền ủng hộ đến tài khoản của Trung ương Đoàn thông qua tính năng "Ủng hộ Trường Sa".
Mỗi hành động của bạn góp phần tiếp thêm sức mạnh, siết chặt thêm những bàn tay đồng lực hướng về biển, đảo thân yêu; để một Việt Nam luôn vững chãi, hòa bình.
Xuồng CQ hay còn gọi là Xuồng Chủ Quyền là một loại phương tiện được nhiều đơn vị đóng quân của Việt Nam sử dụng trên Biển Đông. Xuồng có khả năng trượt trên san hô, đá cuội, không bị chìm, không bị thủng hay méo khi va đập. Đặc biệt, xuồng CQ có khả năng chạy xuyên qua sóng, chịu thêm được 1-2 cấp sóng so với xuồng thông thường. Xuồng CQ là phương tiện giúp vận chuyển người, nhu yếu phẩm, nước ngọt từ các tàu hải quân vào các đảo, giữa điểm đảo này với điểm đảo khác, cứu hộ ngư dân và tàu cá gặp nạn trên biển. Kinh phí để đóng mới những chiếc xuồng này được huy động từ các nguồn xã hội hóa và đóng góp của người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Hướng dẫn tham gia chương trình “VNPT Money cùng bạn vì Trường Sa thân yêu” Bước 1: Truy cập ứng dụng Thanh Niên Việt Nam. Bước 2: Chọn mục “Thanh toán”. Nếu chưa có tài khoản VNPT Money chọn “Đăng ký”, nếu đã có tài khoản VNPT Money chọn “Đăng nhập”. Bước 3: Chọn “Nạp điện thoại”. Bước 4: Chọn số điện thoại và mệnh giá cần nạp. Bước 5: Chọn nguồn tiền muốn sử dụng, kiểm tra thông tin thanh toán và chọn “Thanh toán”. Bước 6: Nạp tiền điện thoại thành công. VNPT Money sẽ quyên góp vào chương trình ủng hộ xuồng CQ cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa số tiền tương ứng 1% giá trị giao dịch của bạn. Hướng dẫn đăng ký tài khoản VNPT Money để tham gia chương trình: A. Với thuê bao VinaPhone muốn đăng ký tài khoản Mobile Money: Bạn có thể đăng ký tài khoản Mobile Money trên ứng dụng VNPT Money. B. Với thuê bao của các nhà mạng khác hoặc thuê bao VinaPhone muốn đăng ký tài khoản ví VNPT Pay Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: Cách 1: Thao tác trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam 1. Hướng dẫn Đăng ký tài khoản ví VNPT Pay xem tại đây 2. Hướng dẫn Định danh tài khoản ví VNPT Pay xem tại đây 3. Hướng dẫn Liên kết ngân hàng với tài khoản ví VNPT Pay xem tại đây Cách 2: Thao tác trên ứng dụng VNPT Money xem tại đây |
Tên cơ quan chủ quản: Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT Group) Tên đơn vị: Viễn Thông Tây Ninh Địa chỉ: Số 01 Đường Phạm Công Khiêm, Khu Phố 1, Phường 3, Tp.Tây Ninh Email: vienthong.tnh@vnpt.vn Điện thoại cơ quan: 0276.3822432 Điện thoại CSKH: 18001166